1. Trang chủ
  2. Khác
  3. R55 (Phát hành ngày 15/06/2024)
  4. Kế thừa thông tin từ chứng từ hạch toán lên chứng từ ghi tăng TSCĐ

Kế thừa thông tin từ chứng từ hạch toán lên chứng từ ghi tăng TSCĐ

1. Nội dung

Khi lập chứng từ Mua hàng không qua kho hoặc lập phiếu Xuất kho khác có phát sinh nợ tài khoản 211x, 212x, 213x, 217x thì chương trình xuất hiện cảnh báo yêu cầu Ghi tăng tài sản cố định và kế thừa toàn bộ thông tin từ chứng từ hạch toán lên chứng từ Ghi tăng tài sản cố định.

2. Hướng dẫn trên phần mềm

Trên giao diện lập chứng từ Mua hàng không qua kho, xuất kho khác có phát sinh một/ nhiều dòng chứng từ ghi nợ tài khoản 211x, 212x, 213x, 217x mà các dòng chứng từ này chưa được chọn vào nguồn gốc hình thành TSCĐ trước đó thì khi nhấn Cất, chương trình sẽ hiển thị cảnh báo yêu cầu ghi tăng TSCĐ:

2.1. Kế thừa thông tin từ một dòng chứng từ

  • Trên giao diện cảnh báo, chọn Ghi tăng

  • Chương trình tự động lấy thông tin tài sản cố định từ chứng từ hạch toán lên giao diện Ghi tăng tài sản cố định:

  • Đồng thời cũng hiển thị thông tin chứng từ tại tab Nguồn gốc hình thành.

  • Người dùng thực hiện khai báo các thông tin còn thiếu: chọn Loại tài sảnĐơn vị sử dụng (1), chương trình sẽ tự động hiển thị các thông tin này tại tab Thiết lập phân bổ.
  • Tab Thông tin khấu hao:
    – Người dùng khai báo Thời gian sử dụng, chương trình sẽ tự động tính toàn và tải lên giá trị Tỷ lệ tính KH tháng  và Giá trị khấu hao tháng (2)

‘- Nếu tích chọn Giới hạn giá trị tính KH theo luật thuế TNDN: thì khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ hàng tháng, phần chênh lệch giữa Giá trị KH hàng tháng với Giá trị tính KH theo luật (chênh lệch > 0) sẽ được tính vào chi phí không hợp lý.

  • Điền các thông tin nếu có tại tab Bộ phận cấu thành; Dụng cụ, phụ tùng kèm theo; Thông tin khác.
  • Trường hợp muốn chọn lại khoản chi phí khác để ghi tăng tài sản cố định.
    – Người dùng nhấn Chọn chứng từ
    – Trên giao diện Chọn chứng từ ghi tăng tài sản cố định, người dùng chọn loại chứng từ và kỳ báo cáo.
    – Nhấn Lấy dữ liệu (1), chương trình sẽ tải lên danh sách chứng từ phát sinh trong kỳ.
    – Chọn chứng từ (2) và nhấn Đồng ý (3)

  • Chương trình sẽ tải lại thông tin của chứng từ vừa chọn lên giao diện Ghi tăng tài sản cố định kèm theo các thông tin chứng từ. Người dùng thực hiện các bước tiếp theo như hướng dẫn ở trên.

2.2. Kế thừa thông tin từ hàng loạt dòng chứng từ

  • Khi Cất chứng từ có nhiều dòng chi phí phát sinh hạch toán vào TK 211x, 212x, 213x, 217x, chương trình hiển thị cảnh báo yêu cầu người dùng chọn Ghi tăng tài sản cố định.

  • Chọn Ghi tăng, chương trình tải lên giao diện Ghi tăng TSCĐ hàng loạt và tự động lấy thông tin các dòng có phát sinh Nợ TK 211x từ chứng từ hạch toán lên giao diện Ghi tăng CCDC hàng loạt như sau:

  • Người dùng kiểm tra thông tin, khai báo Loại tài sản, Đơn vị sử dụng, Thời gian sử dụng, chương trình sẽ tự điền tài khoản khấu hao:

  • Trường hợp cần thêm chọn thêm chứng từ để ghi tăng TSCĐ, hoặc xóa bớt khoản chi phí không ghi tăng TSCĐ người dùng nhấn Chọn chứng từ:

  • Sau đó, lựa chọn loại và khoảng thời gian phát sinh chứng từ cần khai báo chi phí trả trước. Nhấn Lấy dữ liệu.
  • Chọn chứng từ và nhấn Đồng ý.

  • Chương trình sẽ tải thông tin của chứng từ đã chọn lên giao diện Ghi tăng TSCĐ hàng loạt, người dùng khai báo lại các thông tin còn thiếu.

  • Trên tab Thiết lập phân bổ, chương trình tự động điền đối tượng phân bổ theo thông tin đã khai báo tại cột Đơn vị sử dụng. Người dùng khai báo các thông tin còn lại… lần lượt cho từng dòng tài sản cố định:

  • Nhấn Cất để hoàn thành
  • Lưu ý: Khi chọn chứng từ để ghi tăng TSCĐ thì chương trình chỉ lấy thông tin của những dòng chi phí phát sinh nợ TK 211x, 212x, 213x, 217x và chưa được khai báo trên tab chứng từ nguồn gốc của bất kỳ chứng từ ghi tăng TSCĐ nào trước đó.

 

 

Cập nhật 06/06/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay