1. Trang chủ
  2. Khác
  3. R59 (Phát hành ngày 30/08/2024)
  4. Tự động phân bổ thuế GTGT đầu vào cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế trên tờ khai 01/GTGT

Tự động phân bổ thuế GTGT đầu vào cho hoạt động chịu thuế và không chịu thuế trên tờ khai 01/GTGT

Anh chị có thể tải video tại đây.

1. Nội dung

Chương trình cải tiến tờ khai thuế giá trị gia tăng 01/GTGT để đáp ứng nhu cầu kê khai thuế theo thực tế của các đơn vị, đặc biệt là đơn vị kinh doanh đa lĩnh vực:

  • Tách riêng tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ.
  • Tự động tính toán và phân bổ tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế.

2. Chi tiết thay đổi

  • Trước phiên bản R59: Người dùng phải tự tính toán thủ công để tách riêng tiền thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ gây mất nhiều thời gian và dễ bị nhầm lẫn.
  • Từ phiên bản R59: Phần mềm bổ sung chức năng Phân bổ VAT đầu vào trên Bảng kê mua vào của tờ khai thuế 01/GTGT. Theo đó, chương trình sẽ tự động phân bổ tỷ lệ thuế GTGT đối với những hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế.

3. Hướng dẫn trên phần mềm

3.1. Phân bổ VAT đối với kỳ kê khai hàng tháng/ hàng quý

Đối với các tờ khai có kèm bảng kê mua vào thuộc kỳ kê khai từ tháng 1 đến tháng 11 (nếu kê khai theo tháng) hoặc từ quý 1 đến quý 3 (nếu kê khai theo quý), người dùng thực hiện phân bổ VAT đầu vào như sau:

  • Trên Bảng kê mua vào của tờ khai thuế 01/GTGT, người dùng chọn Phân bổ VAT đầu vào :

  • Chương trình tải lên giao diện Phân bổ thuế GTGT đầu vào dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế của kỳ kê khai.

Bước 1: Xác định tỷ lệ phân bổ

  • Hệ thống tự động tổng hợp số liệu doanh thu chịu thuế, không chịu thuế trong kỳ và tính toán tỷ lệ phân bổ thuế GTGT.
  • Trước khi chuyển sang bước 2. Chọn hóa đơn cần phân bổ, kế toán cần lựa chọn tiêu chí xác định hóa đơn dùng chung cần phân bổ trong kỳ:
    – Theo từng mặt hàng trên hóa đơn: Sử dụng trong trường hợp kế toán phải rà soát từng mặt hàng để xác định xem mặt hàng đó có phải là dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế hay không.
    – Theo tài khoản hạch toán: Sử dụng trong trường hợp khi lập chứng từ cho hóa đơn, kế toán đã xác định trước là các mặt hàng dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế và không chịu thuế sẽ hạch toán vào tài khoản nào

Bước 2: Chọn hóa đơn cần phân bổ

TH1: Tiêu chí xác định hóa đơn cần phân bổ là “Theo từng mặt hàng trên hóa đơn”

  • Chương trình sẽ tải lên danh sách các hóa đơn mua vào trong kỳ, chi tiết theo từng dòng hàng hóa, dịch vụ.
  • Người dùng xác định xem dòng mặt hàng nào là dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế & không chịu thuế trong kỳ thì tích chọn để hệ thống thực hiện phân bổ thuế GTGT đầu vào. Sau đó nhấn Phân bổ

TH2: Tiêu chí xác định hóa đơn cần phân bổ là “Theo tài khoản hạch toán”

  • Chương trình sẽ tải lên danh sách các dòng hóa đơn chi tiết theo từng tài khoản hạch toán.
  • Người dùng tích chọn các dòng hóa đơn dùng chung cho hoạt động SXKD chịu thuế & không chịu thuế cần phân bổ thuế GTGT. Sau đó nhấn Phân bổ


Bước 3: Kết quả phân bổ

Tại bước 3, chương trình chia làm 2 phần:

Phần 1: Kết quả phân bổ GTGT

  • Chương trình sẽ tự động tính tổng số tiền thuế GTGT của các dòng được chọn ở bước 2 lên chỉ tiêu Thuế GTGT cần phân bổ.
  • Dựa trên Tỷ lệ phân bổ thuế GTGT đã được xác định ở bước 1, chương trình sẽ tính ra số tiền Thuế GTGT được khấu trừThuế GTGT không được khấu trừ.

  • Người dùng nhấn Xem chi tiết kết quả phân bổ để xem số liệu phân bổ cụ thể cho từng dòng hóa đơn đã tích chọn ở bước 2.


Phần 2: Xử lý kết quả phân bổ thuế GTGT

Người dùng thực hiện theo lần lượt 3 bước.

Bước 1: Cập nhật tiền thuế GTGT được khấu trừ vào bảng kê mua vào.

  • Nhấn Thực hiện.

  • Chương trình sẽ tự động tính tổng số tiền thuế GTGT được khấu trừ của từng hóa đơn và lấy lên cột “Thuế GTGT được khấu trừ” của Bảng kê mua vào:

  • Đồng thời số liệu tiền thuế GTGT được khấu trừ cũng được tổng hợp lên chỉ tiêu 25: Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ kỳ này trên tờ khai:

  • Sau khi thực hiện xong bước 1, trên kết quả phân bổ sẽ thể hiện trạng thái là Đã thực hiện xử lý bước 1. Người dùng có thể trỏ chuột tại dòng trạng thái để xem thông tin về thời gian và người thực hiện.


Bước 2: Hạch toán điều chỉnh tiền thuế GTGT không được khấu trừ (D)

  • Người dùng chọn Thực hiện, chương trình sẽ tải lên số tiền thuế GTGT không được khấu trừ cần hạch toán điều chỉnh dựa trên số liệu đã tính toán ở phần 1. Kết quả phân bổ thuế GTGT. Người dùng kiểm tra lại thông tin và nhấn Cất.

  • Người dùng cũng có thể thực hiện Hạch toán điều chỉnh tiền thuế không đươc khấu trừ trên giao diện Chi tiết kết quả phân bổ thuế GTGT đầu vào bằng cách nhấn vào nút chức năng tương ứng:
    • Trên bảng kết quả phân bổ, chương trình sẽ hiển thị trạng thái Đã thực hiện tại bước 2 kèm theo số chứng từ hạch toán điều chỉnh. Người dùng có thể nhấn vào số chứng từ để xem chi tiết. Đồng thời, khi trỏ chuột vào dòng trạng thái, người dùng cũng xem được thông tin về thời gian thực hiện và người thực hiện.


Bước 3: Xử lý các chứng từ liên quan.

Sau khi hạch toán điều chỉnh số tiền thuế GTGT không được khấu trừ, người dùng cần thực hiện điều chỉnh số liệu tương ứng trên trên các chứng từ ghi tăng TSCĐ, CCDC…để đảm bảo số liệu khớp đúng giữa sổ TSCĐ, CCDC…với sổ cái tài khoản.

  • Nhấn Xem danh sách chứng từ để xem các chứng từ liên quan cần điều chỉnh:

  • Chương trình sẽ tải lên các chứng từ có chứa hàng hóa, dịch vụ mua vào có các chứng từ liên quan cần điều chỉnh nguyên giá.
    Người dùng nhấn vào số chứng từ tại cột “Chứng từ liên quan” để mở chứng từ ra và điều chỉnh lại số liệu.

 

3.2. Phân bổ VAT đối với kỳ kê khai tháng cuối/quý cuối trong năm (Đang phát triển)

(Tính năng đang phát triển)
Cập nhật 11/10/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua Facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào Cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
Đăng bài ngay